Câu chuyện Flourishing Vietnam

Đồng hành cùng người Việt hướng tới một xã hội phát triển bền vững hơn thông qua con đường chuyển đổi tâm thức trên nền tảng của khoa học chiêm nghiệm

Bối cảnh khủng hoảng toàn diện trên toàn cầu

  • Thế giới đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
  • Trước năm 2019, đã có nhiều cảnh báo về các cuộc khủng hoảng này.
  • Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy hầu hết 17 mục tiêu phát triển bền vững vẫn chưa đạt được tiến triển đáng kể.
  • Một cách tiếp cận toàn diện hơn: kết hợp giữa chuyển đổi xã hội và phục hồi thiên nhiên với chuyển đổi tâm thức con người.

null
Đọc chi tiết

Thế giới đang rơi vào nhiều cuộc khủng hoảng trầm trọng. Hầu hết chúng ta đều có thể cảm nhận điều đó rõ ràng từ cuối năm 2019 khi dịch Covid bắt đầu bùng phát, kéo theo là cuộc chiến tranh tại Ukraine, Trung Đông, cùng với những biểu hiện của biến đổi khí hậu có thể cảm thấy rõ ràng không thể chối cãi ngay trong đời sống hàng ngày như nắng nóng chưa từng có, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng,…

Ngay từ trước 2019 đã có nhiều chuyên gia cảnh báo về nhiều cuộc khủng hoảng vốn đã và đang xảy ra. Các nghiên cứu khoa học uy tín từ trường đại học danh tiếng MIT đã chỉ ra từ lâu về ba cuộc khủng hoảng mà nhân loại đang trải qua: mất kết nối giữa con người với tự nhiên, mất kết nối giữa con người với nhau, và mất kết nối giữa con người với chính bản thân mình. Ba sự mất kết nối này biểu hiện ra thành đủ loại vấn nạn mà chúng ta đang được nghe hàng ngày từ các kênh truyền thông trong xã hội.

Song song với những diễn biến có vẻ càng ngày càng xấu, đã và đang có rất nhiều nỗ lực để cứu vãn tình hình từ mọi cấp độ, thành phần, tổ chức và cá nhân. Nỗ lực rõ ràng, cụ thể nhất ở mức độ toàn cầu được thể hiện qua sự đồng lòng của phần lớn các nhà lãnh đạo trên thế giới về 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên HIệp Quốc từ 2015 đến 2030 để đối phó với những vấn nạn đau đầu nhất trên toàn cầu: nghèo đói, kinh tế, hòa bình, y tế, giáo dục, sức khoẻ, công bằng giới, nước sạch, năng lượng sạch, biến đổi khí hậu,..

Tuy nhiên, báo cáo gần nhất của Liên Hiệp Quốc cho thấy rằng chúng ta đã đi qua nửa chặng đường mà phần lớn trong 17 mục tiêu phát triển bền vững vẫn chưa có cải thiện đáng kể, thậm chí còn thụt lùi. Hơn bao giờ hết, thế giới đang cần đến nhiều nỗ lực hơn nữa theo nhiều cách tiếp cận khác nhau để cùng hướng đến những mục tiêu chung ấy.

Một trong những cách tiếp cận mang tính toàn diện hơn đang ngày càng được nhiều nhà lãnh đạo, tổ chức và cá nhân quan tâm đó là cách tiếp cận tích hợp giữa chuyển đổi bên ngoài (kiến tạo lại xã hội, phục hồi lại thiên nhiên) và chuyển đổi bên trong (chuyển đổi tâm thức con người).

Tại sao chuyển đổi bên trong và chuyển đổi bên ngoài

lại cần được tiến hành song song?

Tiến sĩ Otto Scharmer thuộc MIT cho rằng đằng sau những biến động toàn cầu là những vấn đề về cấu trúc hệ thống bắt nguồn từ các mô thức tư duy kinh tế cũ kỹ, vốn có nguồn gốc sâu xa trong tâm thức con người. Theo ông, gốc rễ của mọi vấn nạn “bên ngoài” trong xã hội là các vấn đề “bên trong” như đầu óc thiếu cởi mở (closed mind), trái tim khép kín (closed heard) và thái độ bảo thủ (closed will).

Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với nhiều nhà tư tưởng vĩ đại như Đức Phật, Chúa Jesus, Thánh Mohamed, Socrates, Aristotle, Lão Tử, Khổng Tử…, khi họ cho rằng nguồn gốc khổ đau và vấn nạn xã hội là từ tâm thức thiếu thiện lành và hiểu biết sai lầm về thực tại. Đức Phật dạy rằng khổ đau xuất phát từ tham, sân, si và sự thiếu hiểu biết về sự liên kết giữa mọi người và mọi loài. Chúa Jesus cũng nhấn mạnh việc hoàn thiện nhân cách và xây dựng phẩm tính tốt đẹp để kiến tạo xã hội tốt lành hơn.

Hành trình chuyển đổi tâm thức

để cùng người Việt vượt khủng hoảng, hướng tới một xã hội phát triển bền vững hơn

Không ai có thể thay đổi tâm thức người khác; mỗi cá nhân phải tự thay đổi bản thân mình. Không cá nhân hay tổ chức nào đủ sức tạo ra cuộc chuyển đổi tâm thức chung này. Vì vậy, mỗi người cần chuyển đổi tâm thức của chính mình và hợp tác tạo ra điều kiện hỗ trợ thuận lợi để người khác thay đổi khi họ thực sự mong muốn.

Tại Doanh Nghiệp Xã Hội Flourishing Vietnam, chúng tôi tự rèn luyện để chuyển đổi tâm thức mỗi ngày, hợp tác với nhau và với các tổ chức và cá nhân trong “khu rừng tâm thức chung” của Việt Nam. Mục tiêu là cùng người Việt vượt qua khủng hoảng và hướng tới xã hội hạnh phúc, thịnh vượng bằng cách cung cấp các điều kiện hỗ trợ dựa trên khoa học chiêm nghiệm theo chuẩn mực quốc tế, đáng tin và sâu sắc. Cụ thể, chúng tôi cung cấp những điều kiện hỗ trợ sau:

Ấn phẩm

Giới thiệu các tài liệu, sách, ấn phẩm mang những nội dung đáng tin, chuẩn mực do chúng tôi hoặc các tổ chức, cá nhân khác biên dịch

Cách tiếp cận của Flourishing Vietnam

dựa trên nền tảng của Khoa Học Chiêm Nghiệm

Đức Dalai Lama thứ 14 cho rằng các truyền thống tôn giáo, tâm linh, triết học khác nhau dù có những khác biệt về cách diễn đạt tư tưởng nhưng vẫn luôn gặp nhau ở việc hướng con người đến việc xây dựng những phẩm tính tốt đẹp như lòng trắc ẩn, tình yêu thương, sự tử tế,  đức nhẫn nại, lòng bao dung, tính chính trực, sự rộng lượng,… Dù rằng các truyền thống ấy vẫn sẽ còn có những vai trò quan trọng, nhưng với đặc thù của xã hội hiện đại, mọi cách tiếp cận trên nền tảng của một truyền thống cụ thể sẽ khó lòng mà phổ quát trong xã hội.

Trong tư cách là một công dân toàn cầu, chứ không phải chỉ là một nhà tu theo phật giáo Tây Tạng, Đức Dalai Lama đã đề xuất một cách tiếp cận mà ngài gọi là “đạo đức thế tục” (secular ethics), với tinh thần tôn trọng những đóng góp của mọi truyền thống cho những giá trị chung tốt đẹp của nhân loại, nhưng sẽ cần dựa chủ yếu vào những đặc điểm chung của loài người và các nghiên cứu khoa học đáng tin cậy, nhất là trong các ngành như khoa học não bộ, tâm lý học, xã hội học,…

Từ cuối thế kỷ 20, đã bắt đầu có nhiều cuộc đối thoại rất thú vị, có tính chuyên môn rất cao của các nhà khoa học hàng đầu thế giới và các nhà thực hành theo các truyền thống chiêm nghiệm khác nhau với sự hỗ trợ, kết nối của các tổ chức tiên phong như Mind & Life. Từ đó, một ngành khoa học mới mẻ đã ra đời: khoa học chiêm nghiệm (contemplative science). Nói cho đơn giản, khoa học chiêm nghiệm là điểm gặp nhau giữa những nghiên cứu khoa học đáng tin cậy và những tinh hoa mang tính phổ quát trong các truyền thống chiêm nghiệm khác nhau để trợ lực cho hành trình chuyển đổi tâm thức nhằm giúp nhân loại vượt qua các cuộc khủng hoảng thời đại và hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn. Một trong những nghiên cứu nổi bật trong ngành khoa học mới là về thay đổi trong não bộ của những người thực hành mindfulness và lòng trắc ẩn. Các nghiên cứu khoa học não bộ với tiêu chuẩn khắt khe đã chứng minh hiệu quả của mindfulness và lòng trắc ẩn trong việc chuyển đổi tâm thức con người.

Cách tiếp cận được truyền cảm hứng từ học viện Mind & Life:

Trí tuệ chiêm nghiệm – Contemplative Wisdom

Những hiểu biết và trí tuệ đạt được thông qua các thực hành chiêm nghiệm như thiền tập, mindfulness và sự phản tư. Đó là sự nhận thức sâu sắc về tâm trí, bản thân và bản chất của thực tại, tích hợp cả kiến thức trải nghiệm và sự hiểu biết về đạo đức để thúc đẩy sự an lành, lòng từ bi và sự kết nối sâu sắc hơn với thế giới.

Ở Flourishing Vietnam, chúng tôi nhấn mạnh vào các thực hành Mindfulness như nền tảng của mọi giải pháp được cung cấp.

Khoa học

khoa học trong bối cảnh của Khoa học Chiêm nghiệm là những nghiên cứu thực nghiệm và có hệ thống các thực hành chiêm nghiệm và ảnh hưởng của chúng lên tâm trí, não bộ và hành vi. Cách tiếp cận này tích hợp các phương pháp và phát hiện từ cả các ngành khoa học hiện đại và các truyền thống chiêm nghiệm truyền thống để hiểu và nâng cao sự an lành và phát triển của con người.

Ở Flourishing Vietnam, chúng tôi chú trọng tới ngành Tâm lý học, đặc biệt là Tâm lý học tích cực, Trí tuệ cảm xúc, Quản lý stress, cũng như Khoa học não bộ. Chúng tôi cũng tích hợp những kiến thức từ ngành Khoa học Lãnh đạo và Khoa học Quản trị để ứng dụng vào bối cảnh doanh nghiệp và các tổ chức.

Ứng dụng

Áp dụng những hiểu biết và thực hành có nguồn gốc từ khoa học chiêm nghiệm vào bối cảnh thực tế. Những ứng dụng này bao gồm việc triển khai các chiến lược và can thiệp dựa trên các nguyên tắc chiêm nghiệm nhằm thúc đẩy sự an lành, hành vi đạo đức, và sự thay đổi tích cực trong xã hội và cộng đồng.

Ở Flourishing Vietnam, chúng tôi đồng hành cùng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà giáo, nhân viên y tế, nhà khai vấn / tư vấn, nhà hoạch định chính sách, nhà hoạt động xã hội để thúc đẩy sự chuyển đổi tâm thức không chỉ ở mức độ cá nhân mà còn ở mức độ xã hội.

null

Tầm nhìn

Trở thành một tổ chức giúp lan tỏa những giải pháp chuẩn mực quốc tế dựa trên nền tảng của mindfulness/ khoa học chiêm nghiệm tại Việt Nam

null

Sứ mệnh

Tạo điều kiện hỗ trợ cho người Việt Nam chuyển đổi tâm thức để hướng tới một xã hội hạnh phúc và phát triển bền vững hơn thông qua các dịch vụ chuẩn mực quốc tế dựa trên nền tảng mindfulness/ khoa học chiêm nghiệm

null

Phương châm hoạt động

  • Phi tôn giáo, Phi chính trị
  • Chuẩn mực toàn cầu
  • Đáng tin cậy
  • Minh bạch, rõ ràng
  • Bình đẳng, hồn nhiên, thẳng thắn
  • Thực tập những gì mình truyền bá (embodiment)
  • Luôn hướng tới tinh thần hợp tác với các cá nhân và tổ chức khác trong ngành, luôn ý thức về “khu rừng tâm thức chung”

Đối tác

Flourishing Vietnam hướng tới việc đưa các chương trình đẳng cấp quốc tế có nền tảng khoa học vững chắc về Việt Nam. Chúng tôi đang hợp tác với Học viện Tính cách VIA, học viện hàng đầu thế giới về Điểm mạnh Tính cách. Sự hợp tác sẽ giúp các giải pháp của chúng tôi có độ tin cậy và chất lượng cao.

VIA Institute on Character được sáng lập bởi 3 đại thụ của ngành tâm lý học (Martin E. P. Seligman, Neal H. Mayerson, và Chris Peterson) và có sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới về tâm lý học như Tiến Sĩ Ryan Niecmiec. Có trụ sở tại Cincinnati, Ohio, VIA Institute on Character là học viện hàng đầu thế giới về khoa học điểm mạnh tính cách, đã giúp tạo ra nhiều bảng khảo sát uy tín về tính cách, hỗ trợ các nhà nghiên cứu, và phát triển các công cụ thực tiễn dựa trên điểm mạnh tính cách dành cho nhiều đối tượng khác nhau: các chuyên gia tâm lý, nhà trị liệu, nhà quản lý và nhà giáo dục. Một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất của Học Viện là VIA Survey (bảng khảo sát VIA) giúp người dùng khám phá các điểm mạnh tính cách của bản thân. Hiện đã có hơn 30 triệu người trên thế giới thực hiện bảng khảo sát này. Và một trong những khóa học phổ biến rộng rãi nhất của VIA là khóa MBSP – Thực hành điểm mạnh tính cách dựa trên mindfulness. Khóa học này được đón nhận rộng rãi trên 50 quốc gia và hiệu qủa khóa học đã được rất nhiều nghiên cứu khoa học đáng tin cậy chứng minh.

Đội ngũ chuyên gia

Các chuyên gia của chúng tôi là những chuyên gia đầu tiên trên thế giới giảng dạy chương trình Mindfulness-Based Strengths Practice – MBSP được chứng nhận bởi VIA Institute on Character, cũng như các chương trình đẳng cấp quốc tế khác trên nền tảng khoa học chiêm nghiệm như MBSR, SIY, thuyết U. Ngoài ra, với tư cách là đối tác độc quyền của Flourishing Circle tại Việt Nam, Flourishing Vietnam tự hào sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu từ Flourishing Circle. Xem danh sách chuyên gia tại đây.

Menu