FLOURISHING NEWS THÁNG NĂM

Bài viết từ Viện VIA (VIA Institute on Character)

Tại sao Sức Mạnh Nhân Cách là Nền Tảng cho sự Thịnh Vượng của Tổ Chức?

Hiện nay đang xuất hiện ngày càng nhiều chỉ trích về hiện tượng mà một số người gọi là “wellbeing washing” hay “wellness washing” – thuật ngữ chỉ những chương trình về sức khỏe tinh thần trong tổ chức chỉ mang tính chất tiếp thị chứ không thực sự mang lại lợi ích về sức khỏe. Khi ban lãnh đạo tuyên bố ủng hộ sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên nhưng chỉ thực hiện các thay đổi hời hợt, nhân viên sẽ nhanh chóng nhận ra và gắn mác đó là “wellbeing washing”. Thuật ngữ này bắt nguồn từ “whitewashing” – chỉ việc quảng bá sai lệch nhằm che đậy các vụ bê bối hoặc sai phạm.

Hãy cùng lắng nghe Tiến sĩ Suzy Green – Nhà tâm lý học lâm sàng, huấn luyện viên, Giám đốc điều hành Viện Positivity, đồng biên tập các tác phẩm “Positive Psychology Coaching in Practice” và “Positive Psychology Coaching in the Workplace” – chia sẻ trong bài biên dịch trên blog của chúng tôi về hiện tượng phổ biến này. Bà cũng phân tích vì sao các chương trình về Sức mạnh Nhân cách có thể tránh được cái bẫy này và tại sao Sức mạnh Nhân cách lại đóng vai trò cốt lõi trong việc xây dựng một tổ chức thịnh vượng.

Tải eBook 24 Sức mạnh nhân cách để khám phá sức mạnh của những phẩm chất tốt đẹp nhất và thay đổi cuộc sống cá nhân lẫn sự nghiệp của bạn!

Từ Phản Ứng Đến Phản Hồi: Lãnh Đạo Với Sức Mạnh Nội Tâm

Là người lãnh đạo, hẳn bạn không xa lạ gì với những tình huống đầy áp lực: một cuộc họp căng thẳng, một email khiến bạn “nóng máu”, mâu thuẫn âm ỉ trong nhóm, hay một dự án đang trễ tiến độ. Trong những giây phút như vậy, cảm giác muốn phản ứng ngay lập tức là điều rất tự nhiên. Ai mà chẳng từng rơi vào tình huống chỉ muốn “xử lý cho xong” mà không cần suy nghĩ quá nhiều.

Thế nhưng, sự khác biệt của một người lãnh đạo bản lĩnh không nằm ở phản ứng nhanh đến mức nào, mà nằm ở việc có thể tạm dừng, suy xét và lựa chọn cách phản hồi một cách tỉnh táo, chủ đích.

Chính khoảng ngắt giữa phản xạ và phản hồi – dù chỉ là vài giây – lại là nơi thể hiện rõ nhất bản lĩnh và sức mạnh thật sự của bạn.

Bài viết dưới đây của chúng tôi mang đến một góc nhìn khoa học về cơ chế hoạt động tự động của não bộ, đồng thời chỉ ra cách mindfulness có thể giúp chúng ta chuyển từ chế độ “tự động” sang “chủ động”, cùng với những bài tập đơn giản, thiết thực mà người đọc có thể áp dụng ngay.

Chế Độ Phản Ứng: Khoa học não bộ nói gì?

Khi chúng ta rơi vào “chế độ phản ứng,” điều này không chỉ là một phép ẩn dụ – mà thực sự hệ thần kinh của chúng ta đang “cầm lái.” Dưới áp lực, não bộ kích hoạt các quá trình tự động và vô thức nhằm tối ưu hóa hiệu quả và bảo vệ sinh tồn. Những phản ứng này thường mang tính phòng thủ, bộc phát, hoặc cảm tính, giúp chúng ta “vượt qua” tình huống hiện tại, nhưng lại hiếm khi tạo ra không gian để kết nối, làm rõ vấn đề hay tư duy chiến lược dài hạn.

Đây không phải là lỗi cá nhân – mà là cách hệ thống thần kinh của chúng ta được lập trình. Nhiều khía cạnh trong đời sống tinh thần của chúng ta diễn ra một cách tự động – đó là những thói quen hoặc phản xạ nhanh, vô thức giúp chúng ta tiết kiệm sự chú ý và năng lượng để dành cho những việc quan trọng hơn (Bargh & Chartrand, 1999). Tuy nhiên, khi ở vị trí lãnh đạo, nếu cứ hành động theo phản xạ như vậy, ta có thể đưa ra quyết định thiếu sáng suốt, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ và khiến bản thân mệt mỏi, căng thẳng theo thời gian.

Ví dụ, khi phản ứng một cách tự động, chúng ta thường khó phân biệt được giữa chuyện đang xảy ra bên ngoài và cảm xúc hay suy nghĩ mà nó tạo ra bên trong mình. Điều này khiến ta khó nhìn nhận tình huống một cách khách quan. Việc thiếu kiểm soát cảm xúc như vậy có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo âu, trầm cảm, thậm chí là kiệt sức. (Chorpita & Barlow, 1998; Abramson, Seligman, & Teasdale, 1978).

Điều quan trọng mà các nhà lãnh đạo cần lưu ý là những phản ứng vô thức – dù diễn ra rất nhanh – lại có thể làm mất dần sự tin tưởng và cảm giác an toàn trong nhóm. Dù phản ứng theo bản năng giúp chúng ta xử lý tình huống ngay lập tức, nhưng thường thì những quyết định kiểu này không thật sự sáng suốt.

ĐỌC TIẾP

Mỗi tháng, Flourishing Vietnam sẽ gửi đến bạn những công cụ đơn giản nhưng hữu ích – có thể là mẹo nhỏ, gợi ý thực hành, hoặc những “tooltips” dễ áp dụng – nhằm giúp bạn đưa mindfulness và Sức mạnh Nhân cách vào đời sống hàng ngày một cách sống động và thiết thực hơn. Những điều nhỏ này, khi được lặp lại và duy trì, chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững từ bên trong.

12 Lý do kết hợp Mindfulness & Sức mạnh nhân cách
12 Lý do kết hợp Mindfulness & Sức mạnh nhân cách

Một tài liệu tham khảo giúp lý giải vì sao hai lĩnh vực vững chắc để phát triển sự an lành này không thể tách rời nhau. Khám phá 12 cách mà mindfulness có thể hỗ trợ việc phát huy sức mạnh của bạn – và ngược lại, các sức mạnh nhân cách cũng góp phần nuôi dưỡng thực hành mindfulness.

10 Cách bắt đầu ngày mới với Mindfulness & Sức mạnh nhân cách
10 Cách bắt đầu ngày mới với Mindfulness & Sức mạnh nhân cách

Buổi sáng của bạn sẽ định hình cảm xúc và tinh thần cho cả ngày. Hãy dùng checklist này để xây dựng một thói quen buổi sáng đầy tỉnh thức, giúp bạn nuôi dưỡng sự bình tâm, tập trung và sống có chủ đích — tất cả thông qua chính sức mạnh nhân cách của bạn.

Menu